Điều hành:
Cố vấn:
GS. Jean Trần Thanh Vân
Hội gặp gỡ Việt Nam
Giáo sư Trần Thanh Vân là giáo sư vật lý người Pháp gốc Việt. Ông được cộng đồng khoa học quốc tế kính trọng, yêu mến bởi những nỗ lực phi thường trong việc tổ chức các hội nghị danh tiếng, quy tụ những tên tuổi vật lý hàng đầu thế giới trong nhiều năm qua. Tại Việt Nam, giáo sư đã đồng sáng lập Quỹ Gặp gỡ Việt Nam và tổ chức nhiều hội nghị với sự tham gia của 06 nhà khoa học đạt giải Nobel – những người đã trưởng thành từ hoạt động dành cho nhà khoa học trẻ do Giáo sư kiến tạo trong nhiều năm trước, tạo cơ hội tuyệt vời để giới khoa học trong nước tiếp cận, kết nối.
Trưởng BTC:
TS. Nguyễn Bảo Huy
Trường Điện – Điện tử, ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Nguyễn Bảo Huy nhận bằng tiến sĩ tại ĐH Lille (Cộng hoà Pháp) và ĐH Sherbrooke (Canada) năm 2019. Anh hiện là giảng viên Khoa Tự động hoá, Trường Điện – Điện tử, ĐH Bách Khoa Hà Nội. Tại PTN Nghiên cứu Xe điện (CTI Lab4EV, ĐH BKHN), anh tập trung vào các vấn đề điều khiển điện tử công suất, truyền động điện, và ứng dụng trong điều khiển xe điện, xe lai, xe điện nối lưới, và lưới điện có tỷ trọng điện tử công suất cao. Anh đã công bố hơn 30 bài báo khoa học và chương sách tại các tạp chí, hội nghị, và nhà xuất bản quốc tế đầu ngành. Anh là học viên khoá 01 của Trường hè Khoa học Việt Nam năm 2013.
Trưởng BTC địa phương:
TS. Lưu Quang Trung
Khoa Kỹ thuật Truyền thông, Trường Điện – Điện tử, ĐH Bách Khoa Hà Nội
TS. Lưu Quang Trung nhận bằng tiến sĩ tại ĐH Paris-Saclay (Cộng hoà Pháp) năm 2022. Anh được tổ chức GDR-RSD (thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp) và ACM SigOps France trao giải thưởng luận án tiến sỹ xuất sắc nhất ngành mạng và các hệ thống phân tán. TS. Trung đang là giảng viên Khoa Kỹ thuật Truyền thông, Trường Điện – Điện tử, ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Tại PTN về Mạng nâng cao và các ứng dụng thông minh (ANSA Lab, ĐH BKHN), các nghiên cứu của TS. Trung tập trung vào việc tối ưu hiệu quả sử dụng tài nguyên cho các hệ thống mạng không dây thế hệ mới (5G/6G, O-RAN, v.v.)
Anh là học viên Khóa 2 (2014) và giảng viên Khóa 3 (2015) của Trường hè Khoa học Việt Nam.
Trưởng Ban chương trình:
TS. Giáp Văn Dương
Hệ thống giáo dục Times Schools
Tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội ngành Hóa Dầu, Đại học Quốc gia Chonbuk (Hàn Quốc) ngành Công nghệ Hóa học, Đại học lấy bằng Công nghệ Vienna ngành (TU Wien) Vật lý Kỹ thuật (2006).
Sau một thời gian ngắn làm postdoc tại TU Wien, TS. Giáp Văn Dương chuyển qua làm postdoc tại khoa Hóa, Đại học Liverpool (Anh) từ 2007-2010, sau đó về Singapore làm nghiên cứu tại Temasek Laboratories, Đại học Quốc gia Singapore, từ 2010-2012. Tuy chỉ làm khoa học trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng TS. Giáp Văn Dương đã công bố 20 bài báo trên các tạp chí khoa học quốc tế, với 875 trích dẫn và H-Index=16.
Từ 2013 đến nay, TS. Giáp Văn Dương trở lại Việt Nam và tập trung toàn thời gian để hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trong đó có Trường hè Khoa học Việt Nam.
Năm 2015, ông được Asia Society chọn là Asia 21 Young Leaders.
Trưởng Ban Tuyển sinh:
TS. Lưu Quang Hưng
The Bureau of Meteorology, Australia
TS. Lưu Quang Hưng là chuyên gia tại Cục Khí tượng, Australia. Anh tốt nghiệp Cử nhân tại Đại học Quốc gia Hà Nội và Tiến sĩ tại Đại học Kyoto (Nhật Bản). Anh từng có nhiều năm làm nghiên cứu hoặc/và giảng dạy tại các trường/Đại học: Quốc gia Hà Nội, Kyoto (Nhật Bản), Quốc gia Singapore (Singapore), Queensland, Swinburne và Monash (Australia). Lĩnh vực quan tâm hiện tại của anh là công nghệ phần mềm, hệ thống tự hành và mô hình hóa. Anh cũng tham gia một số dự án xã hội, bao gồm Quỹ học bổng Hoa phong lan, Xếp hạng Đại học Việt Nam và Trường Khoa học Việt Nam.
TS. Ngô Đức Thế
Evident Europe GmbH
TS. Ngô Đức Thế là kỹ sư quang học đang làm việc tại chi nhánh Anh quốc của Công ty Thiết bị Quang học Evident. Ngô Đức Thế tốt nghiệp Đại học Quốc gia Hà nội (2004) trước khi hoàn tất tiến sĩ vật lý tại Đại học Glasgow (UK). Anh từng làm việc dưới vai trò nhà nghiên cứu khoa học vât liệu ở một số quốc gia (Nhật Bản, Singapore, Đan Mạch, Anh). Năm 2013, anh cùng hai đồng nghiệp khác là Giáp Văn Dương và Lưu Quang Hưng cùng khởi xướng và thành lập Trường Khoa học Việt Nam, sau này có sự tham gia của nhiều chuyên gia khác, nhằm hỗ trợ các bạn trẻ yêu khoa học ở Việt Nam trên con đường phát triển sự nghiệp nghiên cứu.
Trưởng Ban tài chính:
TS. Đặng Văn Sơn
Nghiên cứu viên, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhà sáng lập Học viện Sáng tạo S3
TS. Đặng Văn Sơn tốt nghiệp tiến sỹ chuyên ngành Khoa học vật liệu tại Đại học Birmingham, Vương quốc Anh. Quay trở về Việt Nam sau 10 năm học tập và làm việc tại các quốc gia như Đức, Anh, Hàn Quốc, TS. Sơn tham gia công tác tại Trung tâm Nano và Năng lượng, trường Đại học Khoa học Tự nhiên với các lĩnh vực nghiên cứu về công nghệ nano, vật liệu siêu dẫn… Ngoài các hoạt động nghiên cứu khoa học, TS. Đặng Văn Sơn là người hoạt động tích cực trong việc phổ biến giáo dục STEM cho học sinh phổ thông và là nhà sáng lập của Học viện Sáng tạo S3. TS Sơn cũng là người sáng lập các hoạt động cộng đồng về giáo dục STEM như: Chuỗi Ngày hội STEM quốc gia từ 2015, Mạng lưới Đại sứ STEM 2020, và hàng loạt các dự án hỗ trợ giáo dục STEM cho các trường phổ thông với sự tài trợ của các tổ chức và cá nhân.
Giảng viên:
TS. Nguyễn Tô Lan
Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Nguyễn Tô Lan (Tiến sĩ Ngữ văn), Nghiên cứu viên chính tại Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Từng là Visiting Fellow của ASF (Ford Foundation) tại Trung Quốc năm 2010, Visting Scholar và Coordinate Researcher tại Harvard – Yenching Institute (Đại học Harvard, Hoa Kì) từ 2014-2015, Guest Scholar tại Đại học Kyoto (Nhật Bản) năm 2015, Visiting Scholar tại Academia Sinica (Đài Loan) năm 2018, Visting Professor tại Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 2019, Guest Researcher tại Toyo Bunko (Oriental Library, Tokyo) năm 2023. Nguyễn Tô Lan từng thuyết trình và giảng dạy tại nhiều trường Đại học, Viện Nghiên cứu trên thế giới như Hoa Kì, Đức, Trung Quốc (Đại lục, Hồng Kông, Đài Loan), Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… và Việt Nam (Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Khoa học xã hội, Trường Đại học Văn hoá, Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội…). Chủ nhiệm/tham gia điều hành các chương trình nghiên cứu về văn học, văn hoá, và tôn giáo tín ngưỡng liên quốc gia do các tổ chức trong nước (Nafosted) và ngoài nước (ACLS, ERC) tài trợ. Tham gia giảng dạy và tổ chức tại VSSS từ 2014.
PGS. TS Trần Trọng Dương
Trường Ngoại ngữ – Du Lịch thuộc Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Ông là Tiến sĩ ngữ văn chuyên ngành Hán Nôm, Phó giáo sư giảng viên sau đại học của GASS, và giảng viên của Trường Ngoại ngữ – Du Lịch thuộc Đại học Công Nghiệp Hà Nội. Lĩnh vực quan tâm: văn hiến học, biểu tượng tôn giáo, nhân văn số và di sản số. Ông chủ trì dự án phỏng dựng chùa Diên Hựu tháp Một Cột thời Lý bằng công nghệ VR và AR và một số dự án số hóa di sản khác. Ông đã xuất bản gần 20 sách, công bố hơn 120 bài viết ở trong và ngoài nước, như: Journal of Chinese Writing System (GB), Journal of Vietnamese Studies (US), Hanzi Yanjiu (KR), Asian Studies (Sl), Sungkyun Journal of East Asia Studies (US),…
TS. Tô Thị Mai Hương
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)
TS. Tô Thị Mai Hương là nhà nghiên cứu về công nghệ sinh học thực vật. Cô tốt nghiệp kỹ sư tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (2006), thạc sỹ và tiến sỹ tại Đại học tổng hợp Bourgogne (Pháp) lần lượt vào năm 2007 và 2010. Sau khi kết thúc chương trình Postdoc tại Viện nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) năm 2012, cô trở về Việt Nam và công tác tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) từ đó đến nay. TS. Tô Thị Mai Hương hiện đang là Phó ban Nghiên cứu, Đổi mới và Chuyển giao công nghệ tại trường. Cô cũng là trưởng nhóm nghiên cứu về Công nghệ sinh học thực vật, khoa Khoa học sự sống (USTH). Các hướng nghiên cứu của cô tập trung nhiều vào việc áp dụng các mô hình toán sinh để dự đoán các tương quan giữa kiểu gene và kiểu hình, nhằm nghiên cứu sự phát triển cây lúa trong điều kiện stress của môi trường. Ngoài ra, cô cũng rất quan tâm và áp dụng các công nghệ mới nhất như phương pháp chỉnh sửa gene nhằm cải tiến giống cây trồng ở Việt Nam.
TS. Bùi Hải Thiêm
Học giả Fullbright, Đại học Duke, Hoa Kỳ
TS. Bùi Hải Thiêm hiện là Học giả Fulbright tại Trường chính sách công Sanford, Đại học Duke, Hoa Kỳ và là thành viên Hội đồng khoa học liên ngành Chính trị học, Triết học và Xã hội học, Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), Việt Nam. TS. Bùi Hải Thiêm từng giữ các vị trí Trưởng phòng Quản lý nghiệp vụ khoa học, Phó trưởng phòng Tổng hợp, Uỷ viên Hội đồng khoa học tại Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Anh cũng từng là Học giả Chevening, Học giả ALA, Học giả Quỹ châu Á (AFDF) và Nghiên cứu viên khách mời tại Trung tâm Nghiên cứu quyền con người (Đại học Oslo, Nauy), giảng dạy tại nhiều cơ sở giáo dục ở Việt Nam và nước ngoài.
TS. Trương Trọng Hiếu
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh
Tốt nghiệp thạc sĩ triết học tại Ruhr University Bochum (2017). Hoàn thành luận án tiến sĩ triết học tại University of Wuppertal (2022). Hiện đang là giảng viên khoa Triết học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Các chủ điểm nghiên cứu quan tâm: Siêu hình học/Hữu thể học, Hiện tượng học, Thông diễn học, Thuyết Duy tâm Đức…
TS. Nguyễn Quốc Hưng
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
TS. Nguyễn Quốc Hưng tốt nghiệp đại học vật lý tại trường ĐHKHTN HN, và sau đó hoàn thành luận án tiến sĩ về vật lý lượng tử tại Đại học Brown, Mĩ. TS. Hưng dành nhiều thời gian nghiên cứu tại các cơ sở hàng đầu châu Âu về linh kiện siêu dẫn và lượng tử, như Đại học Aalto, Đại học Copenhagen. Hiện nay, TS. Hưng công tác tại Trung tâm nano và năng lượng, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN và triển khai các hướng nghiên cứu về công nghệ nano, vật liệu mới, và tính toán lượng tử. TS. Hưng đã xuất bản hơn 40 bài báo khoa học trong các lĩnh vực này.
TS. Phan Phi Anh
Đại học Oxford
TS Phan Phi Anh hiện là phó giáo sư tiến sĩ ngành kĩ thuật y sinh (biomedical engineering) tại ĐH Oxford và CTO của VentDx – 1 startup công nghệ phát triển và thương mại hóa một kỹ thuật đo phổi có độ chính xác cao để giúp bác sĩ giảm tỉ lệ chấn thương phổi do máy thở gây ra. Máy thở hiện gây ra tử vong cho hơn 22% bệnh nhân viêm phổi cấp tính, tương đương với 350,000 hàng năm.
TS. Nguyễn Bình Minh
Đại học Tokyo
TS. Nguyễn Bình Minh nhận bằng Kỹ sư tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ tại Đại học Tokyo, lần lượt vào các năm 2007, 2012 và 2015. TS. Minh hiện là giảng viên tại Khoa Năng lượng tiên tiến, Đại học Tokyo. Hướng nghiên cứu chính của anh bao gồm xe điện, phương tiện bay sử dụng điện, hệ thống năng lượng, kỹ thuật điều khiển và điều khiển chuyển động. TS. Minh nhận giải thưởng bài báo xuất sắc của hội nghị IEEE International Conference on Mechatronics năm 2015, giải thưởng Kurata của Quỹ Hitachi năm 2022. TS. Minh hiện là Associate Editor phụ trách mục Điện tử ô-tô của tạp chí IEEE Vehicular Technology Magazine. Anh làm Guest Editor cho Tạp chí Đo lường, Điều khiển và Tự động hóa (Hội Tự động hóa Việt Nam).
Nghệ nhân Nguyễn Hùng Cường
Với hơn 25 năm gắn bó với nghệ thuật gấp giấy origami, Nguyễn Hùng Cường đã thiết kế hơn 200 mẫu gấp theo nhiều phong cách khác nhau, từ đơn giản đến siêu phức tạp. Anh và những người bạn của mình trong Vietnam Origami Group đã cùng nhau xuất bản nhiều cuốn sách về gấp giấy và tổ chức nhiều cuộc triển lãm trong nước và quốc tế.